Nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của tỉnh Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh ra đời kết hợp sự cần cù, chịu thương chịu khó của người nông dân, vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” nay đã đổi thay toàn diện.
Đánh thức tiềm năng
Xã Kỳ Thượng nói riêng và xã vùng trên huyện Kỳ Anh nói chung là cụm từ thường gọi của các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Mặc dù tài nguyên rừng, đất rừng rộng lớn nhưng kể từ 2011 trở về trước, chưa một xã nào trong vùng khai thác được tiềm năng, lợi thế của “rừng vàng”. Những vườn tạp, rừng keo, đồi chè cằn cỗi, năng suất thấp khiến bà con vùng thượng luẩn quẩn trong vòng xoáy đói nghèo.
Năm 2011, cả tỉnh phát động phong trào xây dựng NTM, lúc này khái niệm NTM với chính quyền, người dân nơi đây mới mẻ, lạ lẫm lắm. Phải đến năm 2012 - 2013 các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như Nghị quyết 90 của HĐND tỉnh, Quyết định 24, 26 của UBND tỉnh ra đời mới tạo được động lực để bà con các xã vùng thượng xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả.
Tiềm năng phát triển cây chè vùng thượng Kỳ Anh đã được đánh thức.
Theo báo cáo từ UBND huyện Kỳ Anh, tính từ năm 2011 đến nay, các xã vùng thượng đã thành lập được trên 200 mô hình kinh tế với quy mô từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng. Điều đáng mừng là các mô hình đều phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con trong vùng. Riêng xã Kỳ Thượng, thật đáng tự hào khi các mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả có múi, cây chè đạt giá trị cao nhất cụm vùng trên.
Ông Lê Văn Trọng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện phấn khởi cho biết, khoảng 3 năm lại nay, đời sống người dân các xã Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc, Kỳ Tây, Kỳ Hợp, Kỳ Trung đổi thay rõ rệt. Từ công trình phúc lợi công cộng như điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng khang trang, hàng nghìn ngôi nhà lầu cũng được dựng lên bề thế.
Hiện, toàn huyện Kỳ Anh có 20.000ha rừng sản xuất thì 7 xã vùng Thượng chiếm đến hơn 15.000ha. Đối với cây chè, theo quy hoạch của huyện, phấn đấu đến năm 2020 trồng được 600ha nhưng đến nay đã có 491ha đứng chân tại các xã Kỳ Trung, Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Sơn; trong đó gần 300ha đã cho thu hoạch. Qua đánh giá sơ bộ, bình quân năng suất chè toàn huyện đạt 15 tấn/ha, cá biệt một số diện tích thâm canh theo VietGap năng suất đạt tới 25 – 27 tấn/ha.
Kỳ Thượng những ngày này trời nắng như đổ lửa. Tuy nhiên, sáng sớm và chiều muộn hàng trăm hộ dân vẫn cố gắng đổ ra đồi chè tưới nước chống hạn cho cây.
Ông Vũ Trung Tiến, Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng khẳng định: “Dù năng suất cây chè ở Kỳ Thượng chưa được như kỳ vọng nhưng phải khẳng định trồng chè hiệu quả kinh tế gấp hàng chục lần sản xuất lúa. Bình quân 1ha cho thu nhập trên dưới 150 triệu đồng/năm. Vì thế, Kỳ Thượng xác định đây là cây trồng chủ lực, xóa đói giảm nghèo, giúp bà con có của ăn của để, làm nền tảng xây dựng NTM bền vững”.
Kích cầu phát triển nông nghiệp
Ngoài các chính sách của tỉnh Hà Tĩnh, những năm qua, xã Kỳ Thượng
cũng đã dành hàng trăm triệu đồng khuyến khích người dân phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.
Kỳ Thượng có 80% diện tích tự nhiên là đất rừng của toàn huyện Kỳ Anh, thời gian qua, chính quyền và nhân dân Kỳ Thượng không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, cho ra đời nhiều mô hình có hiệu quả. Nếu như trước đây những khó khăn về vị trí địa lý, thời tiết, cơ sở hạ tầng, những vườn tạp cằn cỗi, năng suất thấp, khiến bà con Kỳ Thượng luẩn quẩn đèo bòng nghèo đói thì cũng chính những yếu tố này đã tôi luyện cho người dân nơi đây ý chí vươn lên trong thời kỳ hội nhập. Những người gắn bó với nghề làm rừng, hái lượm đã thấm cái gian khổ, đói nghèo của cảnh không có thu nhập ổn định nên đang quyết tâm thay đổi chính cuộc đời mình từ tiêu chí 20 trong xây dựng NTM.
Vườn chè của Ông Nguyễn Văn Hựng, xóm 7, xã Kỳ Thượng, Kỳ Anh (Hà Tĩnh)cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
Đúng là về Kỳ Thượng hôm nay, trái với hình ảnh thụ động trước đây, người dân đã cùng chung tay góp sức làm thay đổi diện mạo của quê hương, vườn tược. Cũng từ trong phong trào này đã xuất hiện nhiều gương cán bộ, đảng viên và nhân dân tiêu biểu trong việc vận động và trực tiếp hiến đất cùng tài sản trên đất nhằm mở rộng những tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã, phát triển kinh tế vườn. Ngoài ra, những chính sách đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở Kỳ Thượng đạt 28 triệu đồng/năm, đời sống vật chất, tinh thần của bà con không ngừng được nâng lên.
Ông Nguyễn Văn Hựng, xóm 7, xã Kỳ Thượng, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho biết: Trên diện tích 1 ha gia đình tôi trồng chè và cây nguyên liệu đến nay mỗi năm cho thu hoạch trên 100 triệu đồng, sắp tới gia đình tôi sẽ mở rộng thêm 4ha trồng chè. Vườn rừng đã giúp gia đình tôi nâng cao đời sống, đặc biệt từ khi có chính sách làm vườn mẫu cán bộ khuyến nông xã chăm lo hướng dẫn từng li, từng tý nên tôi đã sắp xếp, quy hoạch lại vườn có hiệu quả kinh tế cao hơn, đẹp hơn.
Những điều mắt thấy tai nghe
Dọc theo những con đường huyết mạch, chúng tôi hòa chung niềm vui với người dân Kỳ Thượng khi những vùng đất trống, đồi núi trọc cằn khô xưa kia giờ đây đã mướt xanh một màu của keo tràm, cao su và các loại cây ăn quả… những tiềm năng, lợi thế của đồi núi dần được đánh thức sau “giấc ngủ” dài.
Đến nay, Kỳ Thượng đã xây dựng được trên 45 mô hình kinh tế mang lại hiệu quả, nhiều trang trại cho thu nhập từ 30 – 50 triệu đồng/năm. Phong trào cải tạo vườn tạp, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất được thực hiện có hiệu quả. Toàn xã có 896 hộ thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/năm từ kinh tế vườn đồi, có nhiều hộ thu nhập từ 50 – 100 triệu đồng/năm, như hộ ông Minh xóm 3, ông Viện xóm 10, Ông Hựng xóm 7, chị Duyện - chủ tịch hội phụ nữ xã… Hầu hết các mô hình đều khai thác được các tiềm năng, lợi thế của xã như: Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ăn quả. Đặc biệt, với cây chè - cây trồng chủ lực của xã, nhờ thay đổi tập quán sản xuất, ứng dụng các tiến bộ trong chọn giống, chăm sóc đến khâu bảo quản nên Kỳ Thượng đang trở thành vùng sản xuất chè nguyên liệu thuộc tốp đầu của tỉnh. Trải qua mấy năm thăng trầm, có những lúc rơi vào bế tắc do ảnh hưởng của tư duy sản xuất theo cơ chế bao cấp và biến động thị trường; song đến nay cây chè đang dần bén duyên và khẳng định hiệu quả kinh tế trên đất đồi Kỳ Thượng.
Hiện Kỳ Thượng có hơn 150ha chè đang vào độ thu hoạch, với giá trị khoảng 150 triệu đồng/ha. Kỳ Thượng đã và đang phối hợp với Công ty chè Hà Tĩnh chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến chè nguyên liệu trên địa bàn xã, nhằm khuyến khích và phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân.
Chủ
tịch UBND xã Kỳ Thượng Vũ Trung Tiến khẳng định
: “
Kỳ Thượng với địa hình chủ yếu là đồi núi
,
đây là vùng đất có tiềm năng
,
lợi thế để phát triển trồng cây lâu năm
,
cây có múi
,
cây nguyên liệu
,
đặc biệt là cây chè công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc
.
Xác định chương trình xây dựng NTM
cốt
lõi nhất là nâng cao đời sống cho nhân dân
,
đồng thời
tạo ra
cảnh quan môi trường xanh sạch
,
đẹp
,
vườn mẫu có hiệu quả kinh tế nên thời gian
qua,
ngoài nỗ lực huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng thì việc khuyến khích
,
hỗ trợ bà
con
tiếp cận các chính sách ưu đãi để xây dựng các mô hình kinh tế
,
giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng nhất của mà đảng bộ và nhân dân xã Kỳ Thượng hướng đến
”.
“Mặc dù cho đến tămhời điểm cuối năm 2016, Kỳ Thượng mới chỉ đạt 9 tiêu chí nông thôn mới, nhưng chúng tôi không chạy theo thành tích bởi xây dựng NTM chính là xây dựng cuộc sống mới cho quê hương cho mỗi người dân, vì thế phải bền vững, chậm nhưng mà chắc”. Đó là lời khẳng định của Bí thư - Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng./.